Bắt đầu từ năm 1900, khái niệm logistics lần đầu xuất hiện ở thị trường Việt Nam. Trải qua 30 năm phát triển, thực trạng logistics nội địa Việt Nam hiện nay đã có nhiều cải thiện đáng kể. Mặc dù còn nhiều tồn đọng nhưng đã dần đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội.
Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có gần 1000 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics. Đây là một con số khá ấn tượng và các doanh nghiệp mới vẫn không ngừng được thành lập. Có một thực trạng là đa phần các công ty logistics này đều hoạt động với quy mô nhỏ lẻ. Số lượng doanh nghiệp làm đại lý cho các tập đoàn logistics từ nước ngoài là rất nhiều. Hơn nữa, với hoạt động sản xuất kinh doanh và thương mại ở 63 tỉnh thành. Thì con số này vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Điều đáng mừng của logistics Việt Nam chính là hiện nay phạm vi hoạt động của các công ty đã được mở rộng. Không chỉ phục vụ nhu cầu nội địa. Mà còn đáp ứng cho các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Dĩ nhiên so với các tập đoàn logistics nước ngoài thì điều này vẫn chưa nói lên được điều gì. Tuy nhiên, nó cho thấy một tín hiệu khả thi về sự phát triển trong tương lai. Còn thực trạng hiện tại, thì quá trình kinh doanh xuyên quốc gia khá lỏng lẻo và rời rạc.
Về vấn đề này, chúng ta sẽ xét trên hai khía cạnh: logistics phục vụ xuất khẩu và logistics phục vụ nhập khẩu. Xét về xuất khẩu, đa phần các doanh nghiệp Việt đều xuất khẩu theo dạng FOB, FCA. Vì vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ chỉ định một công ty logistics nước họ để đảm nhiệm dịch vụ. Các doanh nghiệp Việt gần như không có chỗ chen chân.
Ở khâu nhập khẩu, Việt Nam là nước nhập siêu nên đây cũng là thị trường hấp dẫn cho các đơn vị dịch vụ logistics. Họ có thể tận dụng điều này để khai thác triệt để nhu cầu doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường này vẫn bị chiếm lĩnh bởi các ông lớn và các đơn vị nhỏ lẻ vẫn chưa thực hiện được chuỗi cung ứng hoàn hảo. Nên tính cạnh tranh cũng không cao.
Hạ tầng là một vấn đề nan giải của ngành logistics Việt. Đa phần cảng biển Việt Nam không được thiết kế để phục vụ bốc dỡ hàng hóa tàu biển chuyên dụng. Chỉ số ít cảng có kết nối quốc tế với các cảng biển Châu Âu hoặc Mỹ. Hệ thống sân bay cũng thiếu phương tiện bốc dỡ hàng hóa. Hệ thống kho bãi chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều kho bãi còn xuống cấp trầm trọng.