Kinh tế phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều ngành trong đó có vận tải. Để có thể di chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng thì bắt buộc phải sử dụng các phương tiện vận tải. Vậy vận tải là gì và vai trò ý nghĩa của ngành vận tải là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Song hành với sự phát triển của nền văn minh nhân loại thì vận tải cũng tiến triển nhanh chóng. Trước kia, khi chưa có các phương tiện đi lại thì con người vận chuyển thô sơ bằng cách mang, vác đồ vật. Hiện nay thì đã có rất nhiều phương tiện giúp đơn giản hóa việc này và tiết kiệm được thời gian đi lại. Mục đích của của vận tải chính là giúp cho con người và đồ vật di chuyển từ nơi này đến nơi khác một cách nhanh nhất.
Vận tải là gì là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Ngành này xuất hiện từ thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước và đã nhanh chóng trở thành ngành quan trọng gắn kết giao thông vận tải với các ngành sản xuất. Hầu hết tất cả các quốc gia phát triển thì đều có hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không,… rất phát triển. Vận tải thực chất là việc trao đổi, di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác một cách an toàn với thời gian ngắn nhất.
Tóm lại, vận tải là ngành kinh tế – kỹ thuật khá quan trọng gắn kết với nhiều hạ tầng của quốc gia để giải quyết vấn đề lưu thông và giao thương hàng hóa trong nước và cả các nước trên thế giới. Ngành này là một ngành vật chất rất đặc biệt, nó luôn cùng đồng hành và phát triển với nền văn minh nhân loại.
Giao thông vận tải giữ một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế quốc dân, nó là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước nhất là trong thời kỳ kinh tế mở như hiện nay. Đối với hàng hóa,vận tải là một mắt xích quan trọng trong các dịch vụ Logistics giúp đáp ứng được mọi nhu cầu vận chuyển hàng hóa để đáp ứng được nhu cần mua bán và sản xuất của tất cả mọi người.
Nó cũng giúp đảm bảo được quá trình sản xuất của các ngành khác bằng việc lấy nguyên liệu từ vùng này để vận chuyển và sản xuất tại vùng khác và xuất khẩu đi cả các nước khác trên thế giới. Vận tải tuy không tạo ra sản phẩm để trực tiếp tiêu thụ như các ngành khác nhưng nó lại tạo ra khả năng sử dụng các sản phẩm xã hội bằng cách vận chuyển sản phẩm đó từ nơi này đến nơi khác và làm tăng giá trị của sản phẩm.
Ngành vận tải có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của các ngành sản xuất , dịch vụ khác. Giao thông vận tải đã tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng vật tư, nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất để đưa nó ra thị tiêu thụ bằng thời gian nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho hàng hóa như vậy thì quá trình sản xuất sẽ diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Cũng nhờ vậy mà việc đi lại của người dân sẽ trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Vận tải có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát triển kinh tế đặc biệt là tại các vùng núi xa xôi. Tại những địa phương này khi chưa có hạ tầng giao thông thì sẽ rất khó để có thể di chuyển vào bên trong. Như vậy thì hàng hóa cũng sẽ khó đưa ra mà những sản phẩm của các địa phương này cũng không mang đi nơi khác được. Từ khi có sự xuất hiện của vận tải thì nó đã góp phần thúc đẩy mạnh cả về văn hóa lẫn kinh tế tại vùng sâu vùng xa để tạo nên tính thống nhất và tăng cường an ninh quốc phòng của đất nước.
Mối liên kết giữa các địa phương hay giữa Việt Nam với các nước trên thế giới cũng được thiết lập nhờ mạng lưới giao thông vận tải. Ở những nơi có cảng hay là tập trung nhiều kho bãi của các tuyến vận chuyển thì sẽ tập trung nhiều dân cư, các hoạt động sản xuất, dịch vụ. Có thể thấy rằng ngành vận tải có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển về mọi mặt.